HƯỚNG DẪN LÀM KỶ YẾU LỚP ĐỘC ĐÁO ẤN TƯỢNG

Cấu trúc của một cuốn kỷ yếu lớp:

Về cơ bản cuốn kỷ yếu cũng giống như một cuốn tạp chí. Tuy nhiên tất cả những nội dung và hình ảnh trong đó đều phải gắn với mốc thời gian và từng kỷ niệm của cả lớp. Cách trình bày hay khi in kỷ yếu cần sáng tạo, tươi mới để hợp với phong cách lứa tuổi.

Bìa kỷ yếu: Là phần quan trọng cần chú ý thiết kế vì nó là bộ mặt của cuốn kỷ yếu. Trang bìa này nên sử dụng ảnh tập thể của cả lớp.

Trang giới thiệu chung về lớp: niên khóa, thành tích, các hoạt động của tập thể.

Những câu chuyện, lời nhắn nhủ, thơ, văn ý nghĩa của các thành viên trong lớp.

Hình ảnh của tập thể và từng cá nhân.

Về kích thước và hình thức bạn có thể lựa chọn theo ý thích riêng của mình

Nội dụng kỷ yếu lớp gồm những mục nào:

Kỷ yếu thường được viết với ngôn ngữ chân thành, tự nhiên, dí dỏm và thường kèm nhiều hình ảnh minh họa. Nội dung kỷ yếu thường đi theo những phần chính sau:

Phần lịch sử trường:

Phần này trình bày các giai đoạn từ khi hình thành, sự thay đổi qua các thời kỳ gồm: tên gọi, đơn vị chủ quản, quyết định, thủ trưởng (hiệu trưởng/giám đốc/trưởng khoa,…), quy mô, kết quả hoạt động, các hình ảnh về nhà trường, những thành tích nổi bật (hoạt động nổi bật, các nhân, tập thể xuất sắc). Có trường (như ĐH SPKT TP. HCM) trình bày riêng lịch sử của nhà trường, lịch sử đảng bộ trường, lịch sử công đoàn, đoàn thanh niên, hội sinh viên, hội cựu chiến binh.

Phần lịch sử các đơn vị trực thuộc:

Phần này trình bày lịch sử hình thành và quá trình phát triển của từng đơn vị trong Trường (các khoa, phòng, trung tâm,…) gồm: tên gọi, chức năng nhiệm vụ, thủ trưởng, cán bộ nhân viên…

Ngoài hai phần trên, một số trường còn có phần các bài viết của một số cán bộ trong Trường về thành tích, các hoạt động nổi bật, định hướng phát triển,… của Trường hoặc đơn vị trong Trường.

Thông tin về từng thành viên lớp:

In kỷ yếu lớp đương nhiên là bạn phải ghi lại những thông tin của tất cả các thành viên trong lớp. Những thông tin này có thể là Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, chức vụ trong lớp, thành tích nổi bật, sở trường/sở đoản, hình ảnh,…

Phần ghi lại cảm xúc:

Phần viết kỷ yếu này giới thiệu một số bài viết ghi lại cảm xúc của các thế hệ giáo viên, học sinh đã từng gắn bó với trường, khoa. Có thể là thơ, văn xuôi, bài hát, tranh vẽ hoặc là những dòng lưu bút cảm xúc. Các bạn có thể tham khảo thêm các cách hướng dẫn viết lưu bút hoặc cách ghi lưu bút ấn tượng để có được cuốn kỷ yếu độc nhất, ấn tượng nhất ghi lại dấu ấn quãng đời học sinh của mình.

Một vài lưu ý khi in kỷ yếu lớp :

Lựa chọn giấy in phù hợp

Đối với cuốn kỷ yếu lớp người ta thường sử dụng loại giấy Couches. Loại giấy này thường có đặc điểm bóng mịn, bắt màu tốt. Định lượng giấy là 150gsm, đảm bảo độ cứng và độ dẻo dai vừa phải. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng các loại giấy khác như: giấy Ford, Bristol, Ivory, Kraft,… để tạo sự đặc biệt cho cuốn kỷ yếu lớp.

Cách sử dụng font chữ:

Bạn cần chọn những font chữ ấn tượng phù hợp với nội dung kỷ yếu. Giống như các kiểu chữ trên các poster, tạp chí, bạn cũng không nên dùng quá 2 font chữ cho một thiết kế kỷ yếu, như vậy sẽ trông thật rối mắt và thiếu chuyên nghiệp.

Xem thêm: Bí quyết để có bức ảnh kỷ yếu đẹp

Gia công kỷ yếu:

Gia công kỷ yếu lớp bao gồm: gia công bìa và gia công đóng quyển. Đây là bước quan trọng giúp bạn có được một cuốn kỷ yếu hoàn chỉnh.

Thông thường bìa kỷ yếu sẽ được gia công cán màng mờ hoặc bóng sau đó bồi bìa cứng. Một số loại kỷ yếu còn được gia công ép kim, ép nhũ, hoặc phủ UV định hình, bồi bìa da, thậm chí là khắc laser 3d vô cùng chuyên nghiệp. Tuy nhiên giá thành của loại này tương đối cao.

Bước cuối cùng tất nhiên là hoàn thiện và in kỷ yếu để có được một bức hình kỷ yếu đẹp -độc – lạ rồi

Trên đây là những hướng dẫn làm kỷ yếu lớp đẹp và độc đáo, chuyên nghiệp nhưng không kém phần sáng tạo. Bạn có thể tham khảo và tự tay thiết kế một bộ ảnh kỷ yếu độc đáo cho riêng mình.